Thứ năm, 14/05/2015, 10:06:10

Chi tiết tin

Giữ nghề dệt thổ cẩm của người Xê Đăng huyện Nam Trà My

Người đồng bào Xê Đăng vốn có những truyền thống lâu đời mang bản sắc đặc trưng riêng, nhưng không thể không nói đến nghề dệt thổ cẩm. Có thể nói, đây là một nghề thủ công đã có từ rất lâu, nó không chỉ là sản phẩm phục vụ cho con người hằng ngày mà còn là một nghề mang bản sắc độc đáo riêng của người phụ nữ Xê Đăng.

Để không có sự mai một pha lẫn vào đặc trưng văn hóa nghề dệt thổ cẩm địa phương, Hội LHPN huyện Nam Trà My đã tổ chức lớp mở đào tạo, truyền nghề dệt thổ cẩm tại xã Trà Cang. Lớp học thu hút 33 học viên tham gia, với đối tượng là nữ người Xê Đăng trong độ tuổi lao động, những người đã qua đào tạo nghề dệt thổ cẩm muốn nâng cao tay nghề, có hộ khẩu thường trú tại xã Trà Cang có nguyện vọng đăng ký học nghề.

Cô giáo truyền nghề của lớp học không ai khác là Chị Trần Thị Kim Hoa- một nghệ nhân có thâm niên trong nghề đã mấy chục năm nay, là một phụ nữ Xê Đăng   với sự am hiểu về nghề dệt từ khi còn là thiếu nữ và hơn hết là sự am hiểu về tâm tư, nguyện vọng của tất cả chị em phụ nữ trong xã.  Hằng ngày, tranh thủ vào những lúc rảnh rỗi, chị Hoa đã tạo ra những tấm vải dệt cho riêng mình. Trong những giờ đứng lớp, chị đã tận tụy truyền nghề lại cho các chị em trong làng. Nhờ thế mà các thiếu nữ Xê Đăng ngày nay đã đam mê, yêu nghề dệt truyền thống mà cha ông gìn giữ ngàn đời nay. Chị rất vui mừng vì các học viên trẻ đều hăng say miệt mài học hỏi và tự tay làm ra sản phẩm từ công đoạn dệt cho đến may vá để mặc vào những ngày lễ hội lớn của đất nước và những ngày lễ hội truyền thống văn hóa của đồng bào.

Những ngày đầu mở lớp còn gặp rất nhiều khó khăn. Các học viên đến học còn rất bở ngỡ và lúng túng trước các kỹ thuật đan dệt. Hơn nữa để dệt nên một tấm dồ, tấm thổ cẩm có hồn đòi hỏi bàn tay khéo léo, sự bền bỉ và đam mê. Bên cạnh đó, nhận thức của các học viên trẻ tuổi về bảo tồn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa thổ cẩm của đồng bào mình chưa cao nên bà Hoa phải lặng lội đến từng nhà các học viên để tuyên truyền, vận động, khơi dậy niềm tự hào và lòng yêu nghề truyền thống. Chị Hoa tâm sự “  từ nhỏ tôi đã theo mẹ để học lấy nghề dệt thổ cẩm này. Từ khi được chính quyền địa phương quan tâm mở lớp dạy nghề dệt thổ cẩm, tôi đã đứng dạy 6 lớp, tôi thường xuyên vận động chị em phụ nữ trong xã tham gia lớp học đầy đủ. Đến nay, hầu hết các chị em sau khi tham gia lớp học đã tự dệt ra sản phẩm riêng cho bản thân mình, từ đó tọa nên một sắc phục dân tộc đặc sắc riêng ở huyện Nam Trà My”


Không phụ lại công sức, tấm lòng của một người con dân làng Xê Đăng với nghề truyền thống, dưới sự chỉ dẫn nhiệt tình của nghệ nhân Trần Thị Kim Hoa các học viên bây giờ làm thành thạo hết các công đoạn để tạo ra một tấm thổ cẩm mang đậm bản sắc văn hóa người Xơ Đăng. Từng nét hoa văn, họa tiết mà các học viên gửi vào tấm dồ, tấm thổ cẩm nói lên sự khéo léo, sáng tạo của người miền núi.

Lớp học đã  Đào tạo truyền nghề dệt thổ cẩm và  tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần xây dựng cuộc sống bền vững cho các học viên nhằm từng bước tiến đến xóa đói giảm nghèo theo chủ trương, nghị quyết của huyện đã ban hành; tạo ra sản phẩm mang tính văn hóa của địa phương, nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa và không để mai một làng nghề truyền thống. Đặc biệt đã góp phân đào tạo nguồn nhân lực cho ngành tiểu thủ công nghiệp, có lực lượng trình độ kỹ thuật và tay nghề cao, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Chị Phạm Thị Thùy Dương- học viên lớp học tâm sự “ tôi thấy rất vui mừng khi được là thành viên của lớp học nghề dệt thổ cẩm này, từ nay tôi biết thêm một cái nghề mới và tranh thủ làm trong những lúc rảnh rỗi”

Giữ gìn, bảo tồn các làng nghề, không chỉ lưu giữ được những giá trị văn hóa tinh thần truyền thống mà còn mang lại nguồn lợi kinh tế, bạn bè trong nước và quốc tế ngày càng hiểu sâu thêm về hình ảnh quê hương, non nước nơi đại ngàn Ngọc Linh. Và khi tết đến xuân sang, người Xê Đăng ở Nam Trà My lại tưng bừng khoác lên mình những trang phục truyền thống như váy, khố, tấm dồ để dự lễ tuyền thống như cúng máng nước, ăn trâu huê. Họ cùng sánh bên nhau trong trang phục giăn kín hoa văn, họa tiết riêng biệt để chúc phúc cho nhau, cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho một năm mới an lành. 

Tác giả: Phương Thuận - Trung Lê

Nguồn tin: Đài TTTH huyện


Ý kiến bạn đọc: (1)

Người gửi: Trần Văn Pháp - Ngày gửi: 13:53 | 01/11

Nếu muốn mua thổ cẩm thì liên hệ với ai và ở đâu

Thích 0
Thông tin (*) là bắt buộc:
Họ và tên: (*)
Địa chỉ:
Email:
Nội dung: (*)
Mã xác nhận (*)

[Trở về]

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ TRÀ MAI - NAM TRÀ MY - TỈNH QUẢNG NAM
Số điện thoại : (02353)... - Fax: (02353)...
Email:...
Địa chỉ: Xã Trà Mai - Nam Trà My - Quảng Nam
Phát triển bởi Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin & Truyền Thông Quảng Nam (QTI)

Tổng số lượt truy cập